Dinh dưỡng không thể thiếu cho mẹ bầu

Phụ nữ mang thai có nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng cao hơn so với người bình thường. Vitamin và khoáng chất là các thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai. Do đó, hiểu biết đúng mức về các loại vitamin và khoáng chất khi mang thai sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Khi còn trong bào thai, dinh dưỡng của bé phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của người mẹ. Mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện và mẹ cũng có sức đề kháng tốt hơn, đủ sức cho quá trình sinh nở và mau chóng phục hồi sau sinh. Nhu cầu của nhiều vitamin và khoáng chất tăng lên khi phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số vitamin và khoáng chất thiết yếu trong thai kỳ.

  1. Sắt

Sắt là thành phần không thể thiếu để tạo nên hemoglobin, chất tạo nên màu đỏ của hồng cầu, có nhiệm vụ chuyên chở oxy tới các cơ quan và tế bào trong cơ thể. Phụ nữ mang thai cần thêm một lượng sắt gấp khoảng 2 lần so với phụ nữ khác. Lượng sắt này giúp cơ thể sản sinh thêm máu để cung cấp oxy tới thai nhi. Các bà bầu được khuyên nên bổ sung 27mg sắt hàng ngày.

Ngoài ra, nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt như thịt nạc đỏ, thịt gà, vịt, cá, đậu đỗ phơi khô, ngũ cốc được tăng cường sắt, nước quả mận. Để hấp thụ chất sắt dễ dàng hơn, hãy kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, cà chua.

  1. Canxi

Canxi cần thiết cho việc hình thành xương và răng cho em bé. Tất cả phụ nữ từ 19 tuổi trở lên, bao gồm cả phụ nữ có thai, nên thu nạp 1000 mg canxi mỗi ngày, các bạn gái trong độ tuổi 14-18 nên thu nạp 1300 mg hàng ngày. Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, là những nguồn canxi tốt nhất. Nếu cơ thể khó tiêu hóa sữa và các chế phẩm từ sữa, có thể bổ sung canxi từ các thực phẩm khác như súp lơ, các rau lá màu xanh đậm, cá mòi, hoặc uống viên bổ sung canxi.

  1. Kẽm

Bổ sung kẽm cần thiết cho quá trình hình, sửa chữa và hoàn thiện chức năng của AND. Nhu cầu kẽm của phụ nữ mang thai là khoảng 15mg/ngày. Chế độ ăn cho mẹ bầu nếu không cũng cấp đủ kẽm sẽ dẫn đến vô sinh, sinh non, sảy thai, nhiễm độc thai kỳ hoặc có thể sinh già tháng, thai nhi sinh ra không bình thường. Kẽm có nhiều trong tôm cua, sò ốc, hàu, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa.

  1. DHA

DHA rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, hỗ trợ trong quá trình phát triển của não bộ thai nhi và thị lực của trẻ cũng tốt hơn. Quá trình này diễn ra trong suốt thai kỳ và đỉnh điểm trong tam cá nguyệt thứ ba. Việc bổ sung DHA trong thai kỳ không chỉ giúp trẻ có nền tảng trí não tốt nhất mà còn giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, giảm nguy cơ sinh non.

  1. Acid folic

Folic là một trong những vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của bà bầu. Trước và trong thai kỳ, người mẹ cần nạp một lượng 400 microgram acid folic hằng ngày để giúp phòng tránh “dị tật ống thần kinh” (Những khiếm khuyết xảy ra khi não và cột sống thai nhi phát triển không bình thường). Những hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mới nhất khuyên phụ nữ mang thai nên thu nạp ít nhất 600 microgram acid folic mỗi ngày, từ tất cả các nhóm thực phẩm. Bên cạnh chế độ ăn, các mẹ bầu cũng nên uống viên vitamin có chứa cả acid folic.

  1. Vitamin và khoáng chất

Vitamin A

Cơ thể mẹ cần có một lượng vitamin A dự trữ đủ để cung cấp cho con và tăng sức đề kháng cho mẹ. Nhu cầu vitamin A của phụ nữ mang thai cao hơn so với bình thường, 800 µg/ngày. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều vitamin A có thể gây quái thai .
Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật: gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, thịt… rau quả có màu xanh, màu vàng, đỏ.

Vitamin D

Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu can-xi và phospho, góp phần cấu tạo xương. Thiếu vit D sẽ dẫn tới nhuyễn xương, co giật do hạ calci máu, loãng xương.
Nguồn cung cấp vitamin D quan trọng cho cơ thể (80%) là do sự tổng hợp trong da dưới tác dụng của của ánh sáng mặt trời.
Thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu vitamin D là gan cá, trứng, bơ, sữa, các loại cá béo.

Vitamin B1

Nhu cầu vitamin B1 ở phụ nữ mang thai cần cung cấp đủ để phòng tránh bệnh tê phù.
Nhu cầu vitamin B1 sẽ được đáp ứng khi sử dụng gạo không xay xát trắng quá, chế độ ăn nhiều hạt họ đậu. Những thực phẩm thiếu vitamin B1 là các loại đã qua chế biến ví dụ như gạo xát quá trắng, các loại ngũ cốc, dầu mỡ tinh chế và rượu. Thực phẩm giàu vitamin B1 là thịt heo, các loại hạt đậu, rau, các loại sản phẩm từ nấm mốc, men, một số loài cá.

———–

Heramama – Giải pháp chăm sóc toàn diện cho thai kì

Heramama bổ sung đầy đủ vi chất cần thiết cho mẹ bầu giúp con khỏe mạnh

  • Với công nghệ hàng đầu: Sắt được bào chế dưới dạng tạo phức với Protein (non-hem) giúp hấp thu vượt trội và giảm tác dụng phụ so với các dạng bào chế muối sắt thông thường.
  • Tinh chất gừng: Giúp giảm các triệu chứng thai nghén như nôn, buồn nôn
  • DHA và Lutein: Giúp phát triển não bộ và thị giác thai nhi, giảm nguy cơ sinh non.
  • Acid folic: Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi