Biện pháp giúp mẹ bầu phòng ngừa tiền sản giật

Một trong những biến chứng thai kỳ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi là tiền sản giật. Biến chứng này thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ, xuất hiện nhiều nhất ở tuần thứ 37, biến chứng này trong sản khoa gặp khoảng 12%- 22% các phụ nữ mang thai và là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra tử vong cho khoảng 17% của mẹ. Vậy có những biện pháp giúp phòng ngừa tiền sản giật như thế nào?

  1. Yếu tố nào dễ dẫn đến tiền sản giật?

Hiện vẫn chưa có nguyên nhân chính xác của tiền sản giật. Theo ý kiến của các chuyên gia, tiền sản giật có thể xuất phát từ nhau thai. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do lượng máu đến tử cung không đủ, mạch máu bị tổn thương hoặc cũng có thể do gen và mắc các bệnh về hệ thống miễn dịch.

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố được cho là yếu tố nguy cơ gây nên biến chứng nguy hiểm này như:

  • Tiền sử bị tiền sản giật: bản thân hoặc gia đình đã từng mắc tiền sản giật khiến bạn có nguy cơ cao mắc phải biến chứng này
  • Thai phụ bị cao huyết áp
  • Mẹ bị thừa cân, béo phì
  • Mẹ mắc một số chứng rối loạn như rối loạn đông máu, bệnh thận, mắc các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ,…
  • Thiếu dinh dưỡng trong quá trình mang thai
  • Mang thai muộn, mang thai ngoài 40.
  1. Các biện pháp phòng ngừa tiền sản giật

Những biến chứng của tiền sản giật là vô cùng nguy hiểm. Nó ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc hội chứng này thì việc cần làm là thay đổi lối sống giúp phòng ngừa và hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ. Một số biện pháp phòng ngừa tiền sản giật như:

  • Tập thể dục thường xuyên: Việc tập luyện không chỉ giúp mẹ bầu phòng tránh được tiền sản giật mà còn đem lại nhiều lợi ích khác. Những lợi ích của việc tập thể dục bao gồm: duy trì cân nặng khỏe mạnh, củng cố hệ miễn dịch, giảm viêm, thúc đẩy cơ thể chống lại căng thẳng, có một thai kỳ khỏe mạnh, giảm nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ, trong đó có tiền sản giật.
  • Kiểm soát huyết áp và chỉ số đường huyết: Huyết áp cao và tiểu đường thai kỳ là những nguyên nhân có nguy cơ cao dẫn đến tiền sản giật. Để ngăn ngừa huyết áp cao, bạn nên ăn nhạt, ăn nhiều thực phẩm giàu kali, tránh dùng kali ở dạng bổ sung. Nếu chỉ số đường huyết của bạn cao, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có biện pháp kiểm soát và cải thiện chỉ số này.
  • Kiểm soát cân nặng: Nếu cân nặng của bạn quá cao, chỉ số BMI ở mức thừa cân – béo phì thì bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý hơn để điều chỉnh mức cân nặng phù hợp.
  • Bổ sung canxi: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy thai phụ được bổ sung đủ canxi trước và trong khi mang thai sẽ giảm nguy cơ mắc biến chứng này. Do vậy, bạn cần bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể (1.200 – 1.500mg/ngày) thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung.

ECANLITHO – Canxi hữu cơ từ tảo biển đỏ

Giải pháp phòng ngừa tiền sản giật, cung cấp canxi hữu cơ từ tảo biển đỏ, kết hợp với 2 thành phần vitamin D3 và K3 giúp tăng tối đa khả năng hấp thu và định hướng canxi vào xương.