Tuổi thai được tính như thế nào?
Tuổi thai nhi được tính theo số tuần mang thai. Việc biết được chính xác tuổi thai là điều rất cần thiết trong thai kỳ bởi ngoài việc giúp mẹ kiểm tra mức độ phát triển của thai nhi, đây cũng là yếu tố quan trọng để mẹ bầu chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm sinh đẻ của mình. Thông thường thời gian mẹ mang thai kéo dài 9 tháng 10 ngày và được chia thành 3 thời kỳ, mỗi thời kỳ được gọi là một tam cá nguyệt.
- Tam cá nguyệt thứ nhất
Là khoảng thời gian 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, bắt đầu từ ngày thụ thai cho đến ngày cuối cùng của tuần thứ 13.
Những việc mẹ bầu cần làm trong tam cá nguyệt đầu tiên đó là: Khám thai lần đầu, siêu âm độ mờ da gáy, tính ngày dự sinh
- Tam cá nguyệt thứ hai
Là 3 tháng tiếp theo, từ tuần thứ 14 đến hết tuần thứ 27.
Những việc cần làm trong tam cá nguyệt thứ hai là: Tập luyện thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, theo dõi sự thay đổi của cơ thể, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
- Tam cá nguyệt thứ ba
Là 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, bắt đầu từ tuần thứ 28 đến lúc chuyển dạ.
Những việc mẹ bầu làm trong tam cá nguyệt cuối cùng đó là: Mua đồ cho em bé, tham gia các lớp tiền sản để có tâm lý tốt trước khi sinh nở, chuẩn bị để đón em bé chào đời
Để thực hiện tốt những công việc trên cho ngày đón em bé chào đời khỏe mạnh, an toàn, mẹ bầu cần lưu ý đến tuổi thai của em bé. Dựa vào tuổi thai, bác sĩ có thể cho biết được chi tiết về quá trình lớn lên cùng sự hoàn thiện cơ thể của thai nhi và giúp bác sĩ khám thai an toàn, chính xác hơn. Vậy tính tuổi thai nhi như nào là chính xác?
Các bác sĩ sản khoa đã đưa ra 3 cách tính tuổi thai nhi
- Dựa trên chu kỳ kinh nguyệt
Tuổi thai của em bé được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Ví dụ kỳ kinh cuối cùng của bạn là ngày 01/01, bạn phát hiện mình đã có thai và hôm nay là ngày 31/01 thì thai nhi của bạn đã được 5 tuần 2 ngày. Đây chỉ là cách tính ước lượng chung vì thực tế không phải thai được hình thành vào ngày hôm đó. Ngoài ra, nhiều phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, có người chu kỳ 28 ngày, cũng có người chu kỳ 30, 40 ngày. Sai lệch của cách tính tuổi thai này khá lớn, có thể lên tới 2 – 3 tuần.
2. Dựa trên ngày quan hệ và ngày rụng trứng
Nếu bạn nhớ được ngày quan hệ hoặc quan hệ vào ngày rụng trứng thì có thể tính tuổi thai nhi theo ngày đó. Có những trường hợp khẳng định chắc chắn ngày giao hợp và thụ thai thì tuổi thai sẽ tính từ ngày đó và cộng thêm 02 tuần. Tuy nhiên, không phải ai cũng tính được chính xác ngày rụng trứng của mình. Vì thế cách tính này không được áp dụng phổ biến.
3. Dựa trên siêu âm
Dựa vào sự phát triển của thai nhi thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể tính được tuổi thai.
Siêu âm trong tam cá nguyệt thứ nhất là phương pháp tốt nhất để xác định tuổi thai, từ đó tính ra ngày dự sinh được chính xác hơn. Phương pháp này có độ chính xác cao hơn cả phương pháp tính tuổi thai dựa vào ngày đầu của chu kì kinh cuối, kể cả khi thai phụ nhớ chính xác ngày. Hiện nay các bác sĩ thường phối hợp cả hai phương pháp này để xác định tuổi thai một cách chính xác hơn.
Tính tuổi thai theo chiều dài đầu mông (CRL: Crown Rump Length)
Chiều dài đầu mông trong tam cá nguyệt đầu của thai kì có độ chính xác đến 95% với sai số ±4,7 ngày.
Chiều dài đầu mông đo được tốt nhất khi ≥ 10mm, nếu ≥ 84mm thì độ chính xác sẽ giảm đi.
Chiều dài đầu mông là số đo từ cực đầu đến cực đuôi của phôi.
4. Tuổi thai (theo tuần) = Chiều dài đầu mông (cm) + 6,5
Ví dụ: Chiều dài đầu mông là 1,5 cm
Tuổi thai (theo tuần) = 1,5 + 6,5 = 8 (tuần)
Tính tuổi thai theo đường kính lưỡng đỉnh (BPD: Biparietal Diameter)
Khi Chiều dài đầu mông CRL ≥ 84mm thì việc xác đính tuổi thai không còn chính xác.
Người ta thay thế bằng Đường kính lưỡng đỉnh BPD, áp dụng từ cuối tam cá nguyệt thứ nhất đến 28 tuần tuổi.
Đường kính lưỡng đỉnh là số đo qua siêu âm nơi lớn nhất từ trán ra gáy thai nhi.
Công thức tính tuổi thai theo bảng dưới đây:
Ví dụ: Đường kính lưỡng đỉnh là 4cm
Tuổi thai (theo tuần) = (4 x 4) + 2 = 18 tuần
Lưu ý là siêu âm trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba không còn chính xác để xác định tuổi thai.