Bệnh sùi mào gà: Triệu chứng, nguy hiểm và cách chăm sóc
Bệnh sùi mào gà: Triệu chứng, nguy hiểm và cách chăm sóc
Bài viết được tham vấn y khoa từ Bác sĩ Hoàng Thanh Dung – chuyên gia sản khoa, giám đốc chuyên môn Euro Pharm VN. Trân trọng cung cấp thông tin tới quý bạn đọc!
Triệu chứng của bệnh sùi mào gà rất dễ nhận biết, là những nốt mềm, màu hồng mọc trên bề mặt da. Chính vì dễ nhận biết nên người mắc bệnh có thể phát hiện bệnh sớm, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, đồng thời có cách chữa trị sùi mào gà hiệu quả, triệt để hơn, và chăm sóc sau điều trị dễ dàng hơn.
Sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà là bệnh do virus HPV nguy cơ thấp gây nên, thường là tuýp 6, 11. Tương tự các bệnh do virus gây nên (ví dụ cúm), sùi mào gà rất dễ mắc và phổ biến, chủ yếu lây qua đường tình dục. Ngoài ra, sùi mào gà còn có thể lây qua tiếp xúc với đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo…
Sùi mào gà là căn bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và tâm lý của người mắc bệnh, vì vậy nhiều người ngại điều trị hoặc chữa sùi mào gà không đúng cách, dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nhận thức đúng về các triệu chứng sùi mào gà, chữa trị khoa học theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thực hiện chăm sóc đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và biến chứng, bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
Dưới đây là tổng quan về triệu chứng sùi mào gà, mức độ nguy hiểm và cách chăm sóc, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Triệu chứng và biểu hiện sùi mào gà
Triệu chứng chung của sùi mào gà
Triệu chứng của sùi mào gà là các nốt sùi mềm, màu hồng, mọc đơn lẻ hoặc thành đám, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng trước đó, virus HPV khi xâm nhập vào bên trong niêm mạc, sẽ ẩn trú sâu tại lớp đáy của tế bào niêm mạc, không gây triệu chứng sùi mào gà ngay lập tức, mà ủ bệnh từ 2 đến 9 tháng, và trong giai đoạn này, bệnh có thể phát triển mà không biểu hiện rõ ràng, đặc biệt ở nữ giới.
Dấu hiệu sùi mào gà ở nam giới
Ở nam giới, sùi mào gà thường xuất hiện tại vùng da quanh bao quy đầu, nếp gấp và bộ phận sinh dục. Các nốt mụn ban đầu không gây ngứa hay đau, nhưng khi phát triển, chúng có thể tạo thành mảng lớn giống hình súp lơ hoặc mồng gà, dễ gây chảy dịch và có mùi hôi.
Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ giới
Ở nữ giới, do vị trí khó quan sát nên triệu chứng sùi mào gà thường mờ nhạt hơn và khi được phát hiện, bệnh đã có thể ở giai đoạn nặng. Mụn cóc sinh dục ở nữ giới có thể xuất hiện tại âm hộ, âm đạo hoặc tử cung và dễ chảy máu khi tiếp xúc.
Ngay khi nghi ngờ mình có nốt sùi mào gà, bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu sớm, hoặc tư vấn ngay lập tức với chuyên gia y tế hỗ trợ cho Cộng đồng HPV Việt Nam tại đây
Sùi mào gà có nguy hiểm không?
Tác hại của sùi mào gà
Sùi mào gà gây trở ngại lớn nhất đến tâm lý, tinh thần của người mắc bệnh, khiến họ xấu hổ, tự ti, hoang mang và lo lắng. Tác hại tiếp theo của bệnh sùi mào gà là gây khó khăn trong sinh hoạt, như gây ngứa, mùi hôi khó chịu, dễ viêm nhiễm… Đặc biệt, nếu không điều trị đúng cách, sùi mào gà sẽ tái phát dai dẳng, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như ung thư hậu môn, ung thư dương vật ở nam giới… Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây khó khăn trong thai kỳ.
Sùi mào gà có tự khỏi không?
Sùi mào gà không thể tự khỏi hoàn toàn. Việc điều trị kịp thời và theo dõi sát sao là cần thiết để giảm nguy cơ lây lan và biến chứng, nhanh chóng khôi phục cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Phương pháp điều trị duy nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế là: loại bỏ các tổn thương sùi mào gà trên bề mặt niêm mạc. Phương pháp can thiệp phổ biến để loại bỏ các tổn thương sùi mào gà là đốt laser CO2, đốt điện, áp lạnh, bôi thuốc, hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.
Tuy nhiên, tỉ lệ tái nhiễm sùi mào gà sau khi thực hiện các phương pháp can thiệp như trên vẫn rất cao, nguyên nhân có thể do mức độ can thiệp đến mụn sùi chưa đủ rộng, chưa đủ sâu, chưa chạm tới được lớp tế bào đáy – nơi virus HPV ẩn trú. Vì vậy, phác đồ mới kết hợp cho bệnh nhân sử dụng tại nhà lọ xịt tăng đào thải HPV và dung dịch vệ sinh chuyên sâu, để tăng hệ miễn dịch tại chỗ cho bệnh nhân, nhanh chóng làm lành vết thương, ngăn chặn sự phát triển của virus HPV, ngăn ngừa tái nhiễm sùi mào gà. Xem thêm phác đồ điều trị sùi mào gà mới nhất của Bệnh viện Da liễu Trung ương tại đây (Nguồn: tuoitre.vn)
Cách chăm sóc khi bị bệnh sùi mào gà
Việc chăm sóc khi bị bệnh sùi mào gà cần được thực hiện cẩn thận để hạn chế lây nhiễm và giúp bệnh hồi phục nhanh hơn. Các lưu ý quan trọng bao gồm:
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ và không tự ý dùng thuốc.
- Vệ sinh vùng bị bệnh với dung dịch có độ pH vừa phải với dung dịch vệ sinh chuyên sâu, tránh mặc đồ chật và không dùng chung đồ cá nhân.
- Hạn chế quan hệ tình dục trong quá trình điều trị. Tốt nhất là vợ/chồng hoặc bạn tình cũng cần tham gia điều trị bằng cách sử dụng các sản phẩm vệ sinh chuyên sâu để ngăn chặn tình trạng lây chéo virus HPV và tái nhiễm sùi mào gà.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh và trái cây giàu vitamin C, B để tăng sức đề kháng.
Để được tư vấn chi tiết liệu trình phù hợp với tình trạng của bạn, bạn có thể liên hệ với đội ngũ chuyên môn của hãng dược Euro Pharm VN – đơn vị phát triển và cung cấp giải pháp Vulvovagi – Idrozoil: https://europharmvn.com
Hotline: 0242 123 9797