Bổ sung sắt cho bà bầu

Sắt là nguyên tố vi lượng rất quan trọng trong cơ thể. Sắt đóng vai trò cấu tạo và tổng hợp tế bào máu, từ đó tham gia vào quá trình hô hấp của tế bào. Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu về sắt của cơ thể cao hơn so với bình thường do thể tích máu của người mẹ tăng lên 50% trong giai đoạn này.

  • Vai trò của sắt đối với phụ nữ mang thai

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu hoặc mệt mỏi ở người bình thường, nhưng với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi.

Theo các số liệu nghiên cứu, có khoảng 40-50% phụ nữ mang thai bị thiếu sắt (thay đổi theo vùng). Riêng kết quả điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu và 75% nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt.

Khi thiếu sắt, việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, sắt cũng có tác dụng là tăng cảm giác ngon miệng. Mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ không muốn ăn, không ngủ được và mệt mỏi vì không có oxy lên não và các tế bào trong cơ thể. Mặc khác, khi thiếu sắt, sức đề kháng của mẹ kém sẽ dẫn tới nhiễm trùng. Điều này còn ảnh hưởng đến em bé sinh ra mang tiềm tàng của thiếu máu thiếu sắt giống mẹ, khó đạt được sức khỏe như mong muốn.

Đối với mẹ, thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể… Còn đối với thai nhi, việc thiếu máu, thiếu sắt là yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng bào thai, non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này.

  • Những nguồn bổ sung sắt

Thực phẩm luôn là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất cho các mẹ bầu. Sắt có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày như các loại thịt có màu đỏ, tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô. Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật. Cơ thể hấp thu được 10 – 15% sắt từ động vật nhưng chỉ hấp thu được 5 – 10% sắt có trong thực vật. Như vậy, muốn đủ sắt thì phải ăn một lượng sắt gấp 10 lần nhu cầu khuyến cáo (vì cơ thể chỉ hấp thu trung bình 10%).

Để đáp ứng đủ nhu cầu sắt cho cơ thể, mẹ bầu thường sử dụng viên uống bổ sung sắt, đảm bảo hàm lượng sắt cần thiết.

Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có mặt dưới 2 dạng: sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Trong hai dạng này sắt hữu cơ có ưu điểm hơn sắt vô cơ là dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn.

Có thể dùng các loại viên thuốc chứa sắt đơn thuần được sản xuất ở dạng có hóa trị 2 như: viên sắt gluconat, sắt succinat, sắt fumarat, sắt oxalate…

  • Những lưu ý khi sử dụng chế phẩm bổ sung sắt

Đối với các chế phẩm bổ sung sắt khi dùng cần chú ý:

Một số phản ứng phụ khi sử dụng thường gặp như nổi mụn, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, kích ứng đường tiêu hóa. Đối với chế phẩm dạng nước nếu uống trực tiếp có thể thấy đen răng, để khắc phục tình trạng này có thể uống qua ống hút. Khi uống sắt một số người còn thấy có hiện tượng phân đen. Đây là tình trạng không nguy hiểm nên người bệnh không cần phải lo lắng nếu gặp phải.

Cần lưu ý, để sắt hấp thu được tốt nhất, khi uống viên sắt hoặc ăn các thực phẩm giàu sắt chúng ta nên ăn kèm các thực phẩm giàu vitamin C để giúp tăng cường hấp thu sắt như: bưởi, cam, quýt, chuối, xoài…; không dùng cùng các chế phẩm chứa canxi hoặc thức ăn giàu canxi vì việc bổ sung đồng thời cả canxi và sắt sẽ làm cản trở hấp thu của cả hai thuốc này và bị đào thải ra ngoài. Vì thế, trong trường hợp phải bổ sung canxi cần phải uống các thuốc này cách nhau ít nhất 2 giờ. Nên uống sắt vào lúc dạ dày rỗng (lúc đói), sắt sẽ hấp thu tốt hơn.

iron biofaktor

Viên uống bổ sung sắt Iron Biofaktor

Với công nghệ sản xuất Châu Âu, viên uống Iron bổ sung sắt dưới dạng Sắt Bisglycinate với khả năng hấp thu vượt trội gấp 4 lần các loại sắt vô cơ thông thường, hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Bổ sung kèm các thành phần giúp tối ưu hóa quá trình tạo máu, ngăn ngừa dị tật thai nhi.