Tiêu chí lựa chọn Canxi “Active” theo phương pháp EASY CANXI

Hiện tại có những loại Canxi nào trên thị trường

Trước đây chúng ta thường biết đến 2 dạng Canxi vô cơ (Canxi gắn với gốc muối vô cơ, nhiều nhất là Canxi Cacbonat), và Canxi hữu cơ (Canxi gắn với các gốc muối hữu cơ như Lactate, Gluconate). Trong đó Canxi vô cơ thường dễ tổng hợp/bào chế, giá thành rẻ hơn. 

Nhiều người nhầm lẫn các khái niệm vô cơ với hữu cơ, cho rằng hữu cơ là dạng Canxi tự nhiên, không qua tổng hợp. Cách hiểu này chưa đầy đủ, thực tế, có thể phân biệt Canxi trên thị trường  thành các dạng: Canxi tổng hợp (vô cơ / hữu cơ), và Canxi tự nhiên. Canxi tự nhiên có thể có nguồn gốc từ động vật (vỏ của các sinh vật biển) hoặc thực vật.

Sau khi được uống vào cơ thể, Canxi phải được hòa tan trước khi hấp thu. Do vậy theo nhiều tài liệu nghiên cứu, tiêu chí đánh giá 1 loại Canxi được hấp thu tốt hay không, phụ thuộc phần lớn vào “khả năng hòa tan” của dạng Canxi đó. 

Với dạng Canxi vô cơ thông thường, hoặc Canxi cacbonat từ vỏ động vật,  khả năng hòa tan cũng như hấp thu không được tốt, nên thường phải dùng hàm lượng cao để bù lại. Ví dụ Canxi Cacbonat thường phải uống với liều 500-1000 mg Canxi nguyên tố/ ngày (viên uống 1250-2500 mg mới chứa được 500-1000mg Canxi), do vậy nếu bổ sung quá mức sẽ dễ gây tác dụng phụ.

Với dạng Canxi hữu cơ, một số ý kiến cho rằng khả năng hấp thu và tác dụng phụ ít hơn, tuy nhiên các bằng chứng khoa học còn rất hạn chế.

Cần nhắc thêm, việc uống viên Canxi với hàm lượng Canxi nguyên tố 1000 – 1500mg là đang “thay thế” hoàn toàn lượng Canxi cần thiết, chứ không phải mang nghĩa “bổ sung” như được khuyến cáo.

Khác với các dạng Canxi trên, một số dạng Canxi tự nhiên tích lũy trong các bộ phận của sinh vật,, tương tự như các dạng Canxi trong thực phẩm. Do đó đây chắc chắn là dạng Canxi thân thiện nhất với cơ thể và được hấp thu tốt nhất. 

Tuy nhiên chúng ta đều biết trong thực phẩm thông thường, để bổ sung được Canxi tự nhiên, cần phải ăn vào một lượng thực phẩm tương đối lớn (ví dụ 100gram lòng đỏ trứng, tương đương khoảng 3-4 quả trứng lấy lòng đỏ, mới bổ sung được 120 miligram Canxi, tức lượng Canxi chỉ chiếm 0.12% lòng đỏ trứng), từ đó có thể thấy, cần phải sử dụng dạng sinh vật có hàm lượng Canxi chiếm tỉ lệ cao, nhờ vậy chỉ cần uống 1 viên nhỏ bổ sung, có thể bổ sung lại 1 lượng Canxi rất lớn.

Tảo biển đỏ là một ví dụ tuyệt vời, trong 100 miligram tảo biển đỏ chứa tới 30 miligram Canxi, tức Canxi chiếm tới 30% trọng lượng của tảo. Con số này cao hơn rất nhiều so với 0.12% của lòng đỏ trứng. Ví dụ trên giúp chúng ta hiểu rõ phần nào về 

Tảo đỏ – Lithothamnion có cấu trúc không gian 3 chiều, dạng xốp tổ ong. Nhờ thế mà tảo đỏ dễ dàng hấp thụ các khoáng chất từ biển, đặc biệt là canxi vào thành tế bào để tạo ra cấu trúc tổ ong cứng, tạo nên diện tích bề mặt lớp gấp 10 lần so với Canxi cacbonat thông thường. Từ đó khả năng hòa tan và hấp thu Canxi từ tảo biển vượt trội hơn các dạng Canxi khác.

Vậy nên, nguồn Canxi từ tảo đỏ chính là lựa chọn tốt nhất cho “Active”.

Xét về hàm lượng, đọc đến đây không ít người sẽ đặt ra câu hỏi, vậy 1000mg Canxi vô cơ so với 300 Canxi “active”, loại nào sẽ tốt hơn. 

>>> Xem hướng dẫn chi tiết bổ sung canxi đúng, đủ, dễ dàng cho mẹ bầu tại đây.

>>> Tham khảo thêm về viên uống EASY CANXI – ECANLITHO tại đây.

>>> Top 3 loại canxi cho bà bầu tốt nhất hiện nay tại đây.